Hỏa Chiến là tựa game Mobile kết hợp yếu tố nhập vai chiến thuật, sử dụng hệ thống chiến đấu thể loại puzzle (game xếp hình) mới lạ. Với đề tài game xếp hình vượt qua mọi giới hạn rào cản từ trước đến nay, Hỏa Chiến hứa hẹn sẽ mang đến cho người chơi một sản phẩm giải trí đích thực nhưng không kém phần gay cấn bởi hệ thống tính năng độc đáo phỏng theo những cuộc chiến lịch sử đưa người chơi trở lại thời kỳ Tam Quốc.
Một thông tin siêu HOT khác là nhân dịp ra mắt phiên bản Close Beta, Hỏa Chiến sẽ tổ chức sự kiện “Truy tìm Thánh Xếp Hình Hỏa Chiến - tặng hộp xếp hình” gây shock đến toàn cộng đồng game thủ.
Với hình ảnh hộp quà tặng được hé lộ đã gây nên sự liên tưởng và tò mò rất lớn cho người chơi khi không biết rằng vật phẩm trong “Hộp xếp hình” được nói đến ở đây là gì? Có lẽ chúng ta phải chờ câu trả lời sẽ được giải đáp khi có game thủ may mắn nhận được thưởng trong sự kiện này.
Tải trực tiếp phiên bản IOS, Android.
Tham gia chiến tại: http://hoachien.aivo.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/hoachien.aivo.vn
Kun
" alt=""/>Hỏa Chiến mở sự kiện truy tìm thánh Xếp Hình và Close Beta 20FASTER- Cáp quang biển nhanh nhất thế giới
“Cáp quang biển nhanh nhất thế giới” tới thời điểm hiện tại - FASTER vừa được công bố chính thức đi vào hoạt động với tốc độ truyền tải dữ liệu từ 60TB/giây. Hệ thống cáp ngầm dài 9.000 km nối giữa Nhật Bản với bờ biển Tây Mỹ này trở thành đường cáp xuyên Thái Bình Dương đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bởi các nhà cung cấp. Đó là Google và 5 hãng viễn thông châu Á: Global Transit (Malaysia), China Mobile International, China Telecom Global (Trung Quốc), KDDI (Nhật Bản) và SingTel (Singapore).
Theo nhận định của các chuyên gia thì đây là cáp biển có năng lực cao nhất từng được xây dựng, nhanh hơn 10 triệu lần so với tốc độ truyền tải của mạng cáp thông thường. Thiết kế trên công nghệ truyền dẫn cáp quang 100Gbps mới nhất, dự đoán sẽ đáp ứng gấp 4 lần nhu cầu băng thông giữa châu Á và Bắc Mỹ. Tuyến cáp quang này nhằm đáp ứng nhu cầu trả đổi dữ liệu ngày càng nhiều của người dùng Internet giữa 2 bờ Thái Bình Dương.
Hệ thống cáp FASTER có hai trạm hạ cánh tại Nhật Bản, ở quận Chiba và Mie giúp cung cấp dễ dàng truy cập đến các thành phố lớn của Nhật Bản đồng thời cũng kết nối nhiều hệ thống cáp lân cận để mở rộng khả năng kết nối đến các địa điểm khác của Châu Á, hứa hẹn cải thiện tốc độ Internet trên lục địa đông dân nhất thế giới này.
“FASTER sẽ giúp cho tốc độ Internet trở nên nhanh hơn, tốt hơn và ổn định hơn cho người dùng của chúng tôi tại châu Á”, Urs Holzle, Phó chủ tịch phụ trách cơ sở hạ tầng của Google khẳng định.
Người dùng Việt Nam hưởng lợi?
Ước tính hiện có khoảng 200 hệ thống cáp quang ngầm dưới đáy biển trên khắp thế giới, giúp truyền tải 95% lương lượng Internet trên toàn cầu. Hiện tại, Việt nam có 5 hướng kết nối quốc tế chính (IA, AAG, APG, SMW3 và AAE1). Trong đó khoảng 30-40% lưu lượng Internet quốc tế của ta qua tuyến cáp AAG, tuyến kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Nhưng kể từ khi chính thức hoạt động từ năm 2009, AAG lại thường xuyên bắt gặp các sự cố và phải liên tục dừng hoạt động để bảo trì.
Với mỗi lần tuyến cáp này bị đứt, việc hàn nối sẽ kéo dài trong 2 - 3 tuần; và trong thời gian đó, việc liên lạc và trao đổi thông tin đi nước ngoài của các khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… bị chậm.
Đây cũng là lý do mà trong thời gian gần đây, các nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước quyết định dần nói không với tuyến cáp AAG truyền thống và giảm sự phụ thuộc vào tuyến AAG bằng cách tăng lưu lượng quốc tế qua các tuyến cáp khác.
Với FASTER “gã khổng lồ tìm kiếm” đã có thể tự tin phục vụ tốt hơn người dùng của mình tại khu vực châu Á - thị trường đang có lượng người dùng Internet nhiều nhất thế giới và kết nối dễ dàng hơn giữa các trung tâm dữ liệu của Google đặt tại Mỹ và Á châu. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia châu Á, trong đó có cả Việt Nam, sẽ được hưởng lợi từ tuyến cáp quang này.
Global Transit, một công ty thành viên của TIME dotCom (tập đoàn viễn thông đứng thứ 2 Malaysia) là một trong 5 đối tác viễn thông châu Á cùng tham gia xây dựng tuyến cáp FASTER trị giá 300 triệu USD này.
Cách đây 1 năm, tháng 5/2015, TIME dotcom đã đầu tư 12 triệu USD vào CMC Telecom, công ty Viễn thông thuộc Top 4 trên thị trường Việt Nam, biến CMC Telecom trở thành công ty hạ tầng viễn thông Việt đầu tiên có cổ đông chiến lược quốc tế. Đến thời điểm hiện tại, Time dotCom đã sở hữu hơn 45% cổ phần của CMC Telecom.
Trong 5 năm qua, TIME dotCom đã đầu tư trên 200 triệu USD cho hạ tầng cáp quang biển kết nối chiều quốc tế và là một thành viên quan trọng đóng góp đầu tư vào tuyến cáp FASTER.
http://cmctelecom.vn/
Trao đổi về việc CMC Telecom có thể tận dụng hạ tầng cáp quang biển mà TIME dotCom đã đầu tư, ông Đặng Tùng Sơn - Phó tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ “CMC Telecom đang cùng làm việc với Global Transit để sớm điều hướng băng thông quốc tế của CMC Telecom qua FASTER. Dự kiến cuối năm nay, người dùng Internet Việt Nam, khách hàng của CMC Telecom sẽ được sử dụng FASTER ”.
Thứ 6 vừa rồi, LG Electronics tuyên bố công ty đã xây dựng một văn phòng quản lý chương trình (PMO) ngay trong mảng thiết bị vốn đang gặp nhiều khó khăn và thay thế một số nhân sự cấp cao.
LG cho biết: “Tuyên bố ngày thứ 6 vừa rồi được đưa ra là bởi siêu phẩm smartphone G5 mới nhất của LG Electronics đã không thể tạo nên doanh số”. Công ty cũng hy vọng nỗ lực này sẽ giúp tạo ra một “động lực mới” cho mảng kinh doanh di động . Văn phòng này có quyền xử lý các chiến dịch phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và bán hàng. Ông Oh Hyun-hoon, cựu giám đốc trung tâm nghiên cứu sẽ là trưởng văn phòng này và được sự hỗ trợ của ông Ha Jeong-wook, Phó Chủ tịch. Giám đốc mảng mobile, ông Cho Juno sẽ là người giám sát hoạt động của PMO.
LG cho biết: “Công việc kinh doanh ở nước ngoài của mảng di động sẽ đóng vai trò lớn hơn. Mục đích của sự điều chỉnh này là để giữ cho mảng thiết bị cầm tay của LG vẫn tiếp tục hoạt động giữa bối cảnh thị trường đầy khó khăn”. Ông Kim Hyun-jeong, Phó Chủ tịch cấp cao tại LG sẽ đảm nhiệm vị trí giám đốc trung tâm nghiên cứu di động mới của công ty.
Gần đây, LG đã chuyển hàng trăm nhân viên từ bộ phận thiết bị cầm tay sang bộ phận thiết bị cho phương tiện giao thông. LG Electronics trước đó cũng nói rằng động thái này là nhằm thúc đẩy khả năng linh hoạt trong quản lý nguồn nhân lực để nhanh chóng phản ứng với sự phát triển bất ổn của thị trường thiết bị. Thế nhưng những người trong ngành thì lại cho rằng việc cắt giảm nhân sự của mảng di động là để giảm chi phí cố định tại thời điểm công ty cần tăng lợi nhuận khi mảng này báo lỗ 3 quý liên tiếp.
Điện thoại LG "mất hút" trên thị trường
Mảng smartphone của LG gặp phải những vấn đề khá nghiêm trọng. Vấn đề đầu tiên là sự cạnh tranh mạnh mẽ của những thương hiệu giá rẻ đến từ Trung Quốc và vấn đề thứ hai cái tên LG không còn đươc nhiều người biết đến như trước.
Doanh số smartphone của LG trên toàn cầu giảm 4% so với quý đầu năm này, theo thông tin của công ty nghiên cứu thị trường Gartner. Samsung hiện đang dẫn đầu sau đó là Apple và Huawei trong đó Huawei chiếm 8,3% thị phần, tăng 59% so với năm ngoái, theo Gartner.